-->

Header Ads

Mạng 4G Là Gì? Những Thông Tin Cơ Bản Về Mạng 4G tại Việt Nam

Mạng 4G là gì? 4G (4-G), viết tắt của Fourth-Generation, là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 cho đến 1.5 Gb/giây. 

Tên gọi 4G do IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đặt ra để diễn đạt ý nghĩa "3G và hơn nữa".


Bộ TT&TT đã ký giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông mạng 4G cho Viettel và VNPT trên băng tần 1.800 MHz. Vậy, mạng 4G là gì? 


Và sắp tới MobiFone cũng sẽ được Bộ TT&TT cấp phép 4G trên băng tần này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu lại một lần nữa khái niệm 4G và 4G LTE thực sự là như thế nào. Tại sao các smartphone lại ghi là hỗ trợ 4G LTE chứ không phải 4G bạn nhé.


Cái tên "4G" thực ra là tên viết tắt của Fourth-Generation, cụ thể hơn thì 4G là công nghệ truyền thông không dây (đời) thứ tư. Trong điều kiện lý tưởng hay từ smartphone đến các trạm phát mạng 4G có kết nối cực kì ổn định, mạng 4G sẽ cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa tới 1 hay 1.5 Gb/giây.


Với những ứng dụng đa dạng như duyệt web tốc độ cao, điện thoại IP (VoIP), game, truyền hình độ nét cao, hội thảo video... 4G là công nghệ hứa hẹn tạo ra những bước đột phá mới về dịch vụ viễn thông.

Hiện tại các quốc gia khác đã áp dụng mạng 4G từ khá lâu rồi, Việt Nam chúng ta cũng đã từng từ truyển khai mạng 4G tại các thành phố lớn và kết quả thu được hết sức khả quan.

Nếu mạng 4G được thương mại hóa rộng rãi thì người dùng chúng ta có thể tha hồ xem phim chất lượng cao trong lúc di chuyển hay tải được cả những tựa game nặng về máy chỉ trong chốc lát mà thôi

Mạng 4G nhanh tới mức nào?

Tốc độ 4G có nghĩa là vượt xa so với 3G. Tốc độ tối đa của 3G là: tải xuống 14 Mbps và tải lên 5.8 Mbps. Để đạt tới công nghệ 4G, tốc độ phải đạt tới 100 Mbps đối với người dùng di động (hay di chuyển) và 1 Gbps đối với người dùng cố định (không di chuyển).

Tốc độ của một số mạng LTE CAT

Hiện nay, hầu hết các thiết bị di động bán ra trên thị trường đều hỗ trợ công nghệ LTE để kết nối các dịch vụ 4G, một số máy thậm chí còn không trang bị chuẩn kết nối cũ 2G hoặc cả 3G. 

Một số băng tần LTE CAT thường sử dụng

LTE Category (LTE CAT 3):
+ Tốc độ tải xuống (Download) là 100 Mbps (100 Megabits/giây): Tốc độ truyền tải thực tế là 12.5 MB/s tương đương với tải xuống 1 bộ phim dung lượng 1 GB với thời gian 82 giây. 
+ Tốc độ tải lên (Upload) 50 Mbps (50 Megabits/giây): Tốc độ truyền tải thực tế là 6.25 MB/s tương đương với tải một file dung lượng 1 GB lên mạng với thời gian 163.84 giây.
LTE Category 4 (LTE CAT 4):
+ Tốc độ tải xuống (Download) là 150 Mbps (150 Megabits/giây): Tốc độ truyền tải là 18.75 MB/s tức là bạn có thể tải xuống 1 file dung lượng 1 GB với thời gian 54.6 giây. 
+ Tốc độ tải lên (Upload) là 50 Mbps (50 Megabits/giây): Tốc độ truyền tải là 6.25 MB/s tương đương với upload 1 file 1 GB lên mạng với thời gian 163.84 giây.
LTE Category 5 (LTE CAT 5):
+ Tốc độ tải xuống (Download) là 300 Mbps (300 Megabits/giây): Tốc độ truyền tải là 37.5 MB/s => tải 1 bộ phim dung lượng 1 GB với thời gian 27 giây. 
+ Tốc độ tải lên (Upload) là 75 Mbps (75 Megabits/giây): Có tốc độ thực tế là 9.375 MB/s => tải lên 1 GB với thời gian 109 giây.
LTE Category 6 (LTE CAT 6):
+ Tốc độ tải xuống (Download) là 300 Mbps:Tương đương với tốc độ của LTE CAT 5 có tốc độ truyền tải là 35.5 MB/s 
+ Tốc độ tải lên (Upload) là 50Mbps: Tương đương với Cat 4 là 6.25 MB mỗi giây.
LTE Category 7 (LTE CAT 7):
+ Tốc độ tải xuống (Download) là 300 Mbps:Tương đương với tốc độ của LTE CAT 5 có tốc độ truyền tải là 37.5 MB/s 
+ Tốc độ tải lên (Upload) là 150 Mbps: nhanh hơn CAT 6 với tốc độ truyền tải là 18.75 Megabytes mỗi giây. Việc upload một video với dung lượng 1 GB lên Youtube với thời gian cực nhanh chỉ 55 giây.
Lưu ý: Đây chỉ là các thông số lý thuyết của sản phẩm, tốc độ thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như đường truyền, sóng, nhà mạng,...

Trong đợt thử nghiệm 4G đang tiến hành tại Vũng Tàu của Viettel, tốc độ download (trên lý thuyết) đạt 300 Mbps, tương đương với Category 6 LTE (CAT 6). Đây được xem là chuẩn LTE-A phổ biến tại nhiều nước phát triển hiện nay và có thể khi chính thức hoạt động thì các nhà mạng cũng sẽ dùng nhiều gói cước này.

Làm sao dùng mạng 4G?

Để thiết lập kết nối mạng 4G, cần tới cả hai chiều: mạng hỗ trợ tốc độ cao và thiết bị hỗ trợ mạng này. Trước khi các nhà cung cấp dịch vụ có thể hỗ trợ tốc độ truy cập LTE trên toàn vùng hay lãnh thổ, chắc chắn trên thị trường sẽ xuất hiện làn sóng thiết bị đầu cuối (điện thoại, máy tính bảng...) có khả năng kết nối.

Từ thế hệ iPhone 5 trở về sau Apple đã tích hợp công nghệ 4G vào trong thiết bị của mình.

Tiếp đến, các nhà mạng sẽ từng bước chính thức cung cấp chuẩn kết nối mới một cách hạn chế trước khi quyết định phủ sóng toàn bộ.

LTE là một bước tiến đáng kể trong quá trình phát triển công nghệ hỗ trợ kết nối không dây, với ưu điểm vượt trội về tốc độ và tối ưu mạng. Tuy nhiên, liệu LTE có trở thành một câu chuyện thành công hay không trong ngành công nghiệp di động vẫn cần thời gian kiểm chứng.

Viettel là nhà mạng tiên phong trong việc triển khai 4G tại Việt Nam

Riêng ở Việt Nam, trước mắt, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ còn khá nhiều việc phải làm như triển khai hệ thống mạng mới, các thiết bị truyền dẫn… Tuy nhiên, tiến lên 4G LTE rõ ràng là một lộ trình hợp lý, phù hợp với xu thế công nghệ và nhu cầu người dùng.

Được tạo bởi Blogger.