-->

Header Ads

Top 10 Cách Đuỗi Muỗi Ra Khỏi Nhà Để Phòng Tránh Dịch "virus Zika"

Top 10 Cách Đuỗi Muỗi Ra Khỏi Nhà Để Phòng Tránh Dịch "virus Zika": Blog idayroi.com chia sẻ với bạn 10 cách đuổi muỗi ra khỏi nhà một cách đơn giản với những mẹo nhỏ bên dưới nhé ! 


Chiều 3/11, UBND TP.HCM đã có buổi họp khẩn cấp để triển khai các biện pháp phòng chống bệnh do virus Zika.

Virus Zika (ZIKV) là một virus RNA (arbovirus) thuộc chi Flavivirus, họ Flaviviridae, lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm. Tên của virus lấy tên từ khu rừng Zika, gần hồ Victoria ở Uganda, nơi đầu tiên phân lập vào năm 1947. Virus Zika có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da, viêm não Nhật Bản, và West Nile virus. Virus Zika đã có mặt ở khu vực nhiệt đới của châu Á và châu Phi từ năm 1950. Đây là virus mới nổi và rất nguy hiểm.


TP.HCM đã có 21 ca nhiễm Zika, 9 ca nghi ngờ

BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng, Sở Y tế TP.HCM cho biết, với 28 ca mắc tại 7 tỉnh thành, Việt Nam đã được đưa lên bản đồ thế giới là vùng có lưu hành bệnh do virus Zika.

Em bé 4 tháng tuổi của Việt Nam bị chứng đầu nhỏ do nhiễm Zika.

Tính đến chiều ngày 3/11, TP.HCM đã ghi nhận có 21 ca mắc và 9 ca trong diện nghi ngờ tại 11/24 quận huyện. BS Trí Dũng nhận định, bệnh do virus Zika có thể lây lan và xuất hiện nhiều ca mới.

Theo PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, trong 5 tuần trở lại đây, trung bình mỗi tuần có khoảng 5 ca nhiễm Zika, trong đó đã có 4 thai phụ có xét nghiệm dương tính với virus Zika, trong đó có một người đang ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

Do đó, đối tượng cần quan tâm tập trung trong giai đoạn này là những phụ nữ mang thai, những người có ý định mang thai, để tránh để lại di chứng đáng tiếc mà virus Zika gây ra.

Theo BS Nguyễn Trí Dũng, phòng chống muỗi đốt, diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy là biện pháp tiên quyết trong phòng chống Zika và sốt xuất huyết. Hãy tham khảo ngay 10 cách đuổi muỗi ra khỏi nhà để phòng tránh dịch "virus Zika" bạn nhé ! 

Top 10 Cách Đuỗi Muỗi Ra Khỏi Nhà Để Phòng Tránh Dịch "virus Zika"

Khi muốn đuổi muỗi, tiêu diệt côn trùng, bạn thường hay dùng vợt muỗi, đèn bắt muỗi, chai xịt côn trùng hay đốt nhang muỗi…đúng không? Trong những cách đó, hầu hết đều không tỏ ra hiệu quả lâu dài, bạn phải thực hiện lặp đi lặp lai và cách đó có thể còn ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của gia đình. Thay vào đó, hãy áp dụng những cách đuổi muỗi thân thiện với môi trường, đạt hiệu quả nhất dưới đây do idayroi.com dùng tổng hợp nhé!

1.Đuổi muỗi bằng cách sử dụng tinh dầu bưởi, tỏi, sả, bạc hà và dung dịch xà phòng, nước rữa chén

Việc xịt một ít tinh dầu bưởi, sả, bạc hà hoặc khuynh diệp quanh các bức tường vừa có tác dụng khử mùi trong nhà, vừa đuổi được muỗi.



Dung tinh dầu để xua đuổi muỗi hiệu quả

Hãy đặt một chiếc thau nhỏ chứa xà phòng. Khi muỗi đậu vào đẻ trứng, trứng muỗi sẽ bị phân hủy bởi dung dịch kiềm trong thau.

Đuổi muỗi bằng cách dùng máy hút bụi

Mở tủ quần áo, dùng tay quơ nhẹ xem đêm qua có con muỗi nào bay vào không. Cắm điện vào máy hút bụi và tập trung ở góc bàn làm việc, gầm giường, các góc tủ, ghế sofa, muỗi sẽ bị máy hút vào và lăn ra chết

Dung máy hút bụi để xua đuổi muỗi hiệu quả
Dung máy hút bụi để xua đuổi muỗi hiệu quả

Đuổi muỗi bằng cách đốt vỏ quýt

Bạn có thể đem những vỏ quýt phơi khô, sau đó mang chúng vào góc phòng, nơi có nhiều ruồi muỗi và đốt. Những mùi khói do vỏ quýt vừa đốt sẽ có tác dụng giúp bạn diệt trừ ruồi muỗi trong phòng rất hiệu quả. Đồng thời nó còn làm mất đi những mùi hôi, mùi ẩm ướt khó chịu ở trong phòng.



Sau khi ăn cam, quýt, bạn nên giữ lại vỏ, phơi khô, cất giữ để dùng xua đuổi muỗi khi cần đến.Hãy đốt một vài mẩu vỏ cam, quýt nếu bạn muốn xua đuổi muỗi ra khỏi nhà. Hình minh họa.

Tinh dầu thơm trong vỏ cam, quýt rất hấp dẫn với con người, nhưng lại là thứ mà muỗi phải tránh xa. Để xua muỗi, chỉ cần dùng vài mẩu vỏ cam, quýt đã phơi khô đốt cháy trên lửa. Tuy cách này chỉ tác dụng trong thời gian ngắn, chừng một buổi, nhưng nó cũng giúp không gian nhà bạn có mùi thơm dễ chịu hơn.

Trồng các loại cây dễ trồng va khiến muỗi kinh sợ có tác dụng xua đuổi muỗi

Thay vì xịt thuốc, đốt hương đuổi muỗi, hãy trồng hoặc đặt những loại thực vật sau trong nhà, sân vườn… Chúng vừa thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho sức khỏe lại giúp phòng chống và xua đuổi muỗi hiệu quả, chúng tôi chia sẽ bạn một số loại cây dễ trồng hoặc dễ kiếm được mang về nhà để xua đuổi muỗi nhé

Đuổi muỗi bằng Cây tỏi

Ăn tỏi không khiến lũ muỗi tránh xa bạn trừ phi bạn ăn với số lượng cực nhiều, nhưng trồng tỏi thì lại có tác dụng đuổi muỗi hiệu quả. Hãy thêm vài khóm tỏi vào vườn để tăng tính bảo vệ cho lũ trẻ và người thân trong gia đình.

Trồng cây sả để xua đuổi muỗi hiệu quả trong nhà
Trồng cây sả để xua đuổi muỗi hiệu quả trong nhà

Một cách khác để sử dụng tỏi chống muỗi nhanh chóng là cắt tỏi và rắc bên ngoài, xung quanh khu vực sinh sống của bạn.

Đuổi muỗi bằng Cây sả

Có thể bạn không biết nhưng sả đứng đầu trong danh sách các loại cây trồng có tác dụng đuổi muỗi. Sả phát ra hương thơm rất mạnh, át mùi của những thứ khác xung quanh và khiến muỗi không đến gần khu vực trồng sả.

Một khóm sả to không những để làm gia vị mà còn có tác dụng đuổi muỗi.
Một khóm sả to không những để làm gia vị mà còn có tác dụng đuổi muỗi.

Sả dễ trồng, sống lâu, phát triển thành bụi cao 30 đến 40cm nếu có nhiều đất. Bạn có thể mua sả ngoài chợ, cắt bỏ bớt lá rồi mang trồng trong chậu, đặt trên kệ bếp, hiên nhà, ngoài sân và lũ muỗi sẽ phải tránh xa ngôi nhà của bạn.

Cây sả là một trong những loại cỏ rất tự nhiên, dễ trồng và khá nhiều tinh dầu. Dầu sả được đặt trong nến và lồng đèn có thể khiến muối phát sợ. Những nghiên cứu cho thấy, tinh dầu sả còn có tác dụng trị muỗi và xua đuổi muỗi tốt hơn gấp nhiều lần thuốc trị muỗi thông thường.

Ngoài được coi là loại thảo mộc phòng chống muỗi, cây sả còn được coi là một loại gia vị thơm ngon cho một số món ăn.

Đuổi muỗi bằng Cây Húng lủi (bạc hà)

Ngoài tác dụng ngăn ngừa ong, gián, kiến đến gần nhà, chậu cây húng lủi còn là trợ thủ đắc lực của con người trong việc xua đuổi muỗi.

Trồng cây húng lủi, bạc hà để xua đuổi muỗi hiệu quả trong nhà
Trồng cây húng lủi, bạc hà để xua đuổi muỗi hiệu quả trong nhà

Nên trồng quanh nhà một vài bụi húng lủi để làm nhiệm vụ đuổi muỗi và các loại côn trùng gây khó chịu. Nếu nhà không trồng cây húng lủi, bạn có thể ra chợ mua một nắm húng lủi, vò nát, đặt trong góc nhà, nóc tủ, bệ cửa sổ… cũng có tác dụng ngăn muỗi trong 1-2 ngày.

Đuổi muỗi bằng Cây húng chanh và Tía tô

Chắc chắn bạn sẽ rất vui khi biết rằng, ngoài tác dụng chữa ho hiệu quả cho bé thì húng chanh còn là loại cây ngăn muỗi tuyệt vời. Theo một nghiên cứu trong năm 2010, húng chanh đuổi muỗi hiệu quả gấp 10 lần DEET – thành phần thường được sử dụng trong các loại thuốc diệt côn trùng. Húng chanh rất dễ trồng và không đòi hỏi cầu kỳ về đất hay chế độ chăm sóc đặc biệt nào.

Bạn có thể vò một nắm lá tía tô rồi xát lên da để đuổi muỗi nhanh và hiệu quả.
Bạn có thể vò một nắm lá tía tô rồi xát lên da để đuổi muỗi nhanh và hiệu quả.

Một lựa chọn tuyệt vời để xua đuổi muỗi đó là tía tô. Tía tô cực kỳ dễ trồng ngay cả khi bạn chưa hề có bất kỳ một kinh nghiệm làm vườn nào. Cây lớn nhanh, khỏe mạnh, không cần nhiều nước và có thể phát triển tốt trong bóng râm. Vì thế, hãy trồng tía tô trong chậu, bạn có thể di chuyển loại cây này đến bất kỳ nơi nào bạn muốn trong nhà để khiến lũ muỗi “hoảng sợ” và cút xéo khỏi nhà bạn

Đuổi muỗi bằng Cây Hoa xuyến chi, hoa cứt lợn

Khi chà xát lá cây lên da có thể gây dị ứng, nên bạn cần chú ý không nên cho các bé nghịch loại cây này.

Đuổi muỗi bằng Cây Hoa xuyến chi, hoa cứt lợn
Đuổi muỗi bằng Cây Hoa xuyến chi, hoa cứt lợn

Hoa xuyến chi tên dân gian thường gọi là hoa cứt lợn, ngũ sắc…có tác dụng xua đuổi muỗi hiệu quả
Loại cây thân nhỏ, có hoa màu tím vốn phát triển như một cây dại này thực tế lại được sử dụng rất nhiều trong việc sản xuất các loại kem chống muỗi nhờ hàm lượng coumarin tự nhiên của nó. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy một cây hoa cứt lợn và trồng chúng trong vườn nhà. Cây phát triển nhanh dưới điều kiện nhiều ánh nắng mặt trời và đất giàu dinh dưỡng. Ngoài tác dụng đuổi muỗi, loài hoa này cũng dùng để trang trí vườn nhà vì sắc hoa đa dạng và tươi thắm.

Đuổi muỗi bằng Cây Hoa Cúc vạn thọ

Đẹp, rực rỡ và dễ sống, cúc vạn thọ không chỉ trồng với tác dụng đuổi muỗi mà còn tô điểm thêm cho ngôi nhà của bạn.

Loài hoa xinh xắn này có chứa thành phần có nhiều trong các chất đuổi côn trùng và mùi hương độc đáo, hơi gắt của chúng khiến lũ côn trùng phải kinh sợ. Hãy đặt vài chậu cúc vạn thọ quanh nhà của bạn và chắc chắn lũ muỗi sẽ phải tránh xa.

Một chậu cúc vạn thọ vừa tô điểm không gian nhà, vừa khiến lũ muỗi tránh xa lũ trẻ của bạn.
Một chậu cúc vạn thọ vừa tô điểm không gian nhà, vừa khiến lũ muỗi tránh xa lũ trẻ của bạn.

Cúc vạn thọ cũng được coi là một trong những loại cây “khắc tinh” của nhiều loại côn trùng gây hại cho con người. Chúng cũng là một loại cây giúp phòng chống và xua đuổi muỗi cũng như các côn trùng khác có thể tấn công rau quả hoặc loài rệp vừng.

Vì thế, bạn có thể trồng cúc vạn thọ với đủ các loại màu sắc khoe hương vừa giúp sân vườn bạn rạng rỡ vừa phòng chống muỗi.

Note
Nếu chẳng may bị muỗi đốt, bạn cũng có thể sử dụng ngay một số loại tinh dầu có trong chúng để thoa lên trên vết muỗi cắn nhằm thoát khỏi tình trạng bị sưng và ngứa ngáy.
Đuổi muỗi bằng Cây Húng quế

Cũng được coi là một loại thảo dược vừa có lợi cho sức khỏe con người vừa giúp phòng chống và xua đuổi muỗi. Được biết tinh dầu của cây húng thơm cũng có thể giúp phòng chống muỗi hữu hiệu cho cả gia đình bạn.

Trồng cây Húng Quế để xua đuổi muỗi hiệu quả trong nhà
Trồng cây Húng Quế để xua đuổi muỗi hiệu quả trong nhà

Muốn được bảo vệ khỏi lũ muỗi? Muốn có một chậu cây nhỏ trang trí trong bếp? Muốn có loại thảo mộc tươi ngon để thêm gia vị cho các món ăn? Hãy trồng ngay một chậu húng quế.

Đuổi muỗi bằng Cây chân chim (hay còn có những tên gọi khác là ngũ gia bì chân chim, sâm nam, chân vịt).

Người dân các vùng có điều kiện sống ẩm thường trồng ngũ gia bì để phòng chống muỗi.

Theo nghiên cứu của NASA (cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ), cây chân chim là loại cây có khả năng làm sạch không khí và có khả năng chống muỗi

Theo nghiên cứu của NASA (cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ), cây chân chim là loại cây có khả năng làm sạch không khí và có khả năng chống muỗi

Ngũ gia bì còn có tên gọi khác là cây chân chim hay cây sâm nam. Đây vốn là một vị thuốc trong Đông y có tác dụng chữa tê thấp và đau mỏi xương khớp. Ngoài tác dụng đuổi muỗi hiệu quả, loại cây này còn được cơ quan nghiên cứu hàng không vũ trụ NASA xếp vào một trong những loại cây trồng trong nhà có tác dụng thanh lọc không khí, và khử độc khí Formaldehyd rất tốt.  Khi trồng chậu cây chân chim trong nhà, muỗi sẽ tự bay đi, không dám lảng vảng trong nhà nữa.

Đuổi muỗi bằng Cây hương thảo

Hương thảo là một loại thảo mộc đa dụng, vừa có thể ăn, làm đẹp, làm thuốc và chống muỗi. Loài cây với tên gọi xinh đẹp này sinh sống và phát triển tốt trong khí hậu nhiệt đới, thích hợp để trồng vào mùa xuân – hè. Bên cạnh trồng cây trong chậu để xua muỗi, bạn cũng có thể sấy khô hương thảo cho vào túi thơm hoặc đun lá trong nồi nước để chống muỗi vào mùa lạnh.

Trồng cây Hương Thảo để xua đuổi muỗi hiệu quả trong nhà
Trồng cây Hương Thảo để xua đuổi muỗi hiệu quả trong nhà

Bên trên  idayroi.com cung cấp các cách đuổi muỗi hiệu quả bằng cái giái pháp tự nhiên không gây độc hại, Ngoài ra thì bạn nên chú ý,  Nhà cửa sạch sẽ, nhà sạch có tác dụng chống muỗi đến 70%.Để diệt muỗi hiệu quả, mọi người cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, loại bỏ những nơi muỗi có thể trú ngụ. Vệ sinh môi trường sạch có thể diệt muỗi 70%. Bạn nhớ điều này nhé!

Ngoài ra các bạn nên tham khảo một số thông tin quan trọng sau : 

Dấu hiệu nhận biết bệnh Zika

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian ủ bệnh Zika khoảng 2-12 ngày sau khi bị muỗi đốt. Khoảng 75-80% số bệnh nhân bị nhiễm virus Zika không có biểu hiện lâm sàng.

Bác sĩ Cấp cho biết, những người cần xét nghiệm để phát hiện virus Zika trước hết là người bệnh cư trú hoặc đi du lịch tới khu có lưu hành dịch Zika trong vòng hai tuần trước khi khởi phát bệnh và có ít nhất 2 trong số các triệu chứng lâm sàng.

Biểu hiện để nhận biết Zika:
- Sốt nhẹ 37,8-38,5 độ C, mệt mỏi, mọc ban rát sẩn trên da, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. 
- Viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt, và suy nhược. 
- Một số ít bệnh nhân có thể có đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, loét niêm mạc hoặc ngứa.
Chẩn đoán xác định khi bệnh nhân nghi ngờ, có các xét nghiệm khẳng định căn nguyên như RT-PCR Zika virus dương tính, hay phản ứng huyết thanh (IgM) dương tính và có hiệu giá kháng thể cao gấp từ 4 lần trở lên so với hiệu giá kháng thể trung hòa virus Dengue tại cùng thời điểm.

Cách phòng bệnh

Do chưa có vắc xin phòng bệnh nên cách duy nhất chủ yếu là hạn chế đi đến vùng lưu hành dịch Zika. Các cá nhân trong vùng dịch áp dụng các biện pháp hạn chế muỗi đốt như: Mặc quần áo kín, sáng màu, dùng các thuốc xua đuổi côn trùng, nằm màn.

Tại vùng có dịch cần triển khai các biện pháp diệt muỗi như: Đảm bảo vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng đọng nước như các mảnh vỡ, lốp xe, vỏ lon, vũng nước đọng. Đậy kín các chum, bể hoặc thả cá diệt loăng quăng, diệt muỗi bằng bẫy, vợt,... 

Cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm virus Zika. 

Nguồn : tổng hợp

Được tạo bởi Blogger.